Phường Cẩm Trung Có Gì Hay?!

BLOGSƯƠNG CREATIVEPhường Cẩm Trung Có Gì Hay?!
BLOGSƯƠNG CREATIVEPhường Cẩm Trung Có Gì Hay?!

Phường Cẩm Trung có gì hay

Phường Cẩm Trung có gì hay ?!

Series “Có gì hay ?!” là chuỗi video khám phá, lưu giữ những điều thú vị nho nhỏ quanh ta mà ekip Sương Media muốn lưu giữ lại bằng lăng kính của mình. Tiếp tục series lần này chúng mình hãy cùng khám phá Phường tiếp theo của TP. Cẩm Phả đó là Phường Cẩm Trung – Nơi lưu giữ kí ức tuổi thơ của biết bao người con Cẩm Phả.

Phân phối trên kênh Sướng TV     

Video sản xuất bởi Sương Media

Biên tập : Đức Hoành

Host : Yến Lê

Film/Editor : Nam Phương

Lịch sử hình thành tên gọi Phường Cẩm Trung

Theo Báo Quảng Ninh ( nguồn dẫn ) Phường Cẩm Trung thuở ban đầu khởi lập là từ làng Phú Bình, xã Thái Bình, thuộc Châu Cẩm Phả (do chính quyền thực dân phong kiến đặt tên). Vào những năm 30 của thế kỷ trước (thế kỷ XX) địa bàn phường Cẩm Trung là một vùng dân cư thưa thớt, chỉ có vài hộ dân sinh sống, họ là những người bản địa chủ yếu là dân tộc Sán Dìu và dân tộc Hoa. Nền kinh tế tự cung tự cấp, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Sau khi nước nhà thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, Cẩm Trung dần được coi là trung tâm của thị xã do có nhiều điều kiện để phát triển như: có bến xe, nhà hát, có biển, có chợ, đất đai rộng lớn nên dân cư tập trung đông, trong đó có khoảng 1/3 là công chức nhà nước, một số ít hộ buôn bán nhỏ, trồng trọt, đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra còn có yếu tố nữa là ở vị trí trung tâm của thị xã, rất thuận lợi cho việc đi lại giữa hai tuyến đầu.

Đây được coi là trung tâm chính trị, văn hóa của thị xã. Căn cứ vào những lý do trên hội đồng quyết định lấy từ “Cẩm” là yếu tố đầu tiên trong tên gọi của đơn vị lớn hơn là thị xã Cẩm Phả sau đó ghép với từ “Trung” đặt tên cho phường là “Cẩm Trung” với ý nghĩa nơi đây là khu vực trung tâm nằm ở giữa thị xã.

Các địa điểm lâu đời ở Phường Cẩm Trung

Chợ Địa Chất 

Trước khi trở thành một khu chợ to và sầm uất bậc nhất ở Cẩm Phả mang tên “Chợ Địa chất” thì xưa kia khu chợ này chỉ là chợ cóc . Vị trí ban đầu của chợ ở khu vực Ngân hàng Công thương và Trung tâm Hành chính công ngày nay. Do thuở ban đầu của nó là ở gần Liên đoàn địa chất nên người dân quen gọi với cái tên “Chợ Địa chất”. Cho đến tận bây giờ dù nó đã được đổi tên thành “Chợ trung tâm Cẩm Phả” những cái tên cũ có lẽ vẫn mãi mãi in đậm trong ký ức của người dân Cẩm Phả khó có thể phai mờ. Là nơi gắn liền với tuổi thơ của những người con Cẩm Phả, Ngày bé, chỉ mong đến ngày cuối tuần mẹ dẫn đi chợ chơi, sà ngay vào hàng chè chờ mẹ đi mua thịt cá. Trung tâm chợ có siêu thị điện tử, đồ chơi mỗi lần đến đấy cứ như bị hút lại. cạnh gian đấy là hàng quần áo, rồi hàng ô mai , đồ khô . .. .

Đường Lâm nghiệp 

Thẳng từ cột đồng hồ xuống là Đường Lâm Nghiệp . Khu vực này trước đây là một thung lũng toàn cát, xuống sâu khu vực sân vận động là bãi dứa, chưa có đường dẫn xuống sâu như bây giờ. Đi dọc theo con đường này lên thẳng đỉnh đồi thông (nay là khu vực trụ sở Thành ủy – UBND thành phố) là hội trường của “Liên đoàn Địa chất 9” nằm xen kẽ dưới rừng thông bạt ngàn. Ở phía đầu đường có một bãi đất trống rất rộng sang cả phía đông (Trung tâm văn hóa ngày nay) là Lâm trường Cẩm Phả. Chính vì thế người dân thường quen gọi con đường này là “Đường Lâm nghiệp”. Đã có rất nhiều câu chuyện kỷ niệm về nơi này như: đặc sản là “cây táo gù” loại cây được trồng nhiều nhất vào thời điểm đó. Sở dĩ gọi là “Táo gù” vì người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề chăn nuôi gia cầm, trồng trọt…khi cây táo lớn lên đâm cành, những đàn gà thường hay leo lên cây, khiến cành cây trĩu xuống làm gù cây táo.  Đến nay đường được đặt tên là đường Bái Tử Long. 

Cung Văn hoá thiếu nhi Cẩm Phả 

Đây là nơi sinh hoạt hè của các bạn thiếu nhi Cẩm Phả.Vào mỗi dịp nghỉ hè hàng năm ở cung văn hóa TP Cẩm Phả lại tổ chức các lớp năng khiếu và các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao cho các bạn thiếu nhi tham gia. 

Khu phố nhà lò 

Anh hùng hảo hán không ai không biết đến khu nhà lò. Không biết có anh hùng hảo hán nào đang theo dõi bài viết này không? Nếu có thì hãy cho chúng mình biết với nha!

Trường THPT Lương Thế Vinh

Là ngôi trường dân lập đầu tiên tại Quảng Ninh. Qua nhiều năm, công tác dạy và học của trường luôn được nâng cao và Lương Thế Vinh đã trở thành một trường nằm trong tốp đầu của hệ ngoài công lập của tỉnh. Nơi đây đã đào tạo ra biết bao thế hệ người tài.

Hồ Bến Gio

Thuộc Phường Cẩm Trung – TP. Cẩm Phả , gần đường Bái Tử Long . Hồ có hình trái tim, đường đi xung quanh được lát gạch hoa đỏ rất đẹp và sạch sẽ. Nước hồ rất trong xanh và ở giữa là đài phun nước làm tăng thêm vẻ đẹp của hồ nhất là vào buổi tối thì càng lung linh hơn. Toàn bộ hành lang trên hồ là một công viên trồng rất nhiều hoa và cây cảnh . Trước đây, rừng phi lao ở phía sát bờ biển , khung cảnh rất trong xanh , thoáng mát.  Hồ và công viên hoa Bến Gio là nơi thư giãn , tập thể dục , tản bộ ngắm cảnh đẹp của người dân Cẩm Phả.  Hàng Cây bên hồ còn là nơi tình yêu bắt đầu của các thế hệ.  

Rạp ngoài trời 

Đây là rạp hát ngoài trời lớn nhất và duy nhất chỉ có ở Cẩm Phả vào những 80. Nơi đây đã từng có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về biểu diễn. Là một phần tuổi thơ của những  người con Cẩm Phả , nhớ mỗi lần mà nghe tin có thần tượng của mình sẽ về biểu diễn là háo hức mong chờ từ vài ngày trước đấy và đến hôm đó là phải đến nhà hát từ sớm để có chỗ ngồi vì mỗi khi mà có nghệ sĩ về hát là cả khu rạp trở lên nhộn nhịp, người dân kéo đến xem rất đông có khi kín chỗ phải chen nhau mới có thể để xem được.

Ngoài ra còn rất nhiều địa điểm thú vị tại đây, qua những lời kể người dân.

Xem Video chi tiết tại:

Film by Sương Media

_______________________

Sương Media – Quay phim Chụp hình, Truyền Thông và Marketing Online.

Hotline: 0985 905 545

Địa chỉ: 71 Nguyễn Văn Cừ, TP. Hạ Long

Mail: [email protected]

Insta : @suongmedia.bts

Công ty TNHH SƯƠNG MEDIA

Copyright © 2021 by Sương Media.

All right reserved!

 

Latest news

Related news