Thời gian gần đây chụp “phóng sự cưới” được nhắc tới và phổ biến rộng rãi hơn. Dễ thấy rất nhiều wedding photographer đã sử dụng cụm từ này để mô tả công việc của họ, đôi lúc nó chính xác, nhiều lúc thì không. Vậy thì “phóng sự cưới” thật sự được định nghĩa như thế nào và phong cách mà các bạn đang chụp có đúng là phóng sự cưới không? Đây có thực sự là phong cách mà khách hàng mong muốn cho ngày cưới của mình hay không?

=> Liên hệ đơn vị quay chụp tại Quảng Ninh: Sương Media
=> Đặt lịch quay phóng sự cưới chất lượng tại Quảng Ninh: https://www.facebook.com/chupanhcuoiquangninh
=> Xem thêm: Thông tin dịch vụ quay chụp phóng sự cưới của Sương Media

Một thời gian dài mình cũng loay hoay chẳng biết dùng từ nào cho đúng do tiếng Việt mình chỉ có mỗi từ phóng sự cưới, tuy nhiên khi tìm hiểu các tài liệu tiếng Anh, có 2 từ khác nhau để diễn tả phong cách này: “Wedding photojournalism”, “Wedding documentary”. Các bài viết tiếng Việt về ảnh phóng sự cưới hầu hết cũng là những bài viết qua loa, sơ sài hoặc viết để PR, không định nghĩa đúng chuyên môn cho từng từ cụ thể. Do đó mình quyết định viết bài này để mọi người có thể có cái nhìn rõ ràng hơn, cụ thể hơn về ảnh phóng sự cưới. Bài viết này dành cho tất cả các bạn wedding photographer còn đang mơ hồ mông lung trong việc định nghĩa những việc mình đang làm cũng như dành cho tất cả khách hàng đang quan tâm đến ảnh phóng sự cưới.

Để hiểu phóng sự cưới là gì, trước hết mình cần hiểu photojournalism, documentary và reportage là gì? Cả ba thể loại nhiếp ảnh này đều có cùng một điểm chung đó là dùng hình ảnh để kể lại một câu chuyện, tuy nhiên, mỗi thể loại lại có khác biệt ít nhiều:

  • Photojournalism (mình tạm dịch là “ảnh phóng sự báo chí”): là thể loại ảnh ghi nhận lại hành động của ‘con người’ tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ một cách ‘chân thật’ nhất. Tính trung thực, tính khách quan phải được đặt lên hàng đầu đối với thể loại ảnh này, nhiếp ảnh gia không được phép tái tạo lại sự việc hay tác động lên những gì đã và đang diễn ra. Mục đích của ảnh phóng sự báo chí là giúp cho người xem có một cái nhìn chính xác nhất về chủ thể tại một thời điểm nhất định. Nhiếp ảnh gia chụp thể loại phóng sự báo chí thường phải là phóng viên ảnh được đào tạo chính quy. Photojournalism cũng hạn chế tối đa việc chỉnh sửa, ghép ảnh, cắt xóa người ra khỏi khung ảnh… Ảnh phóng sự báo chí được dùng để đăng báo, chú trọng đến cảm xúc nhân vật, chủ thể, cần đảm bảo tính trung thực, khách quan và tức thời!
  • Reportage (gọi đầy đủ là reportage photography, là một nhánh nhỏ của photojournalism, mình tạm dịch là “ảnh phóng sự thực tế”): là một thể loại ảnh bắt nguồn từ ảnh phóng sự báo chí tuy nhiên thường hướng đến những sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (trong vòng 1 hoặc vài ngày) ví dụ như đám cưới, sự kiện văn hóa hoặc một sự kiện thể thao (Các bạn thường thấy phóng viên chụp bóng đá đeo bảng tên ‘Reporter’…). Khác với ảnh báo chí, ảnh reportage có thể được chụp bởi bất kỳ ai, với bất kỳ công cụ nào, miễn sao đảm bảo tính tức thời, tính nóng hổi của sự kiện được chụp. Ảnh reportage cũng có thể được dùng để đăng báo nhưng hầu hết là dùng để phục vụ nhu cầu về hình ảnh có liên quan đến sự kiện diễn ra.
  • Documentary (gọi đầy đủ là Documentary photography, mình tạm dịch là “ảnh tư liệu”): đây là thể loại ảnh gần gũi với ảnh phóng sự báo chí tuy nhiên không đòi hỏi khắt khe như ảnh báo chí. Nhân vật trong ảnh documentary có thể chịu một ít tác động của người chụp, khung cảnh và ánh sáng cũng có thể được thay đổi, cải tạo ‘một chút’ cho phù hợp với nội dung, ý tưởng mà người chụp muốn truyền tải. Ảnh tư liệu có thể là ảnh đơn hoặc ảnh bộ và có tính chất lưu trữ, theo thời gian sẽ ngày càng có giá trị. Ảnh tư liệu thường là những bức ảnh chân dung nhân vật, dòng chảy cuộc sống hoặc vấn đề đương đại, nếu là ảnh bộ thì trình tự các bức ảnh được sắp xếp có chủ đích và có thể được chụp trong thời gian tương đối dài (có những bộ ảnh tư liệu chụp suốt nhiều năm liền) liên quan đến các dự án dài hơi với nhiều câu chuyện phức tạp hơn trong khi ảnh phóng sự lại liên quan đến những câu chuyện có tính thời sự, tin tức hơn. 

VẬY ẢNH PHÓNG SỰ CƯỚI LÀ GÌ? CÓ NHỮNG PHONG CÁCH CHỤP ẢNH PHÓNG SỰ CƯỚI NÀO?

  • Thứ nhất đó phải là ảnh cưới tức là những bức ảnh đẹp (cả về hình thức lẫn nội dung) được chụp trong ngày cưới, thoả mãn những nhu cầu của CDCR, lưu giữ lại những gì đã diễn ra trong ngày cưới của họ
  • Tuy nhiên không phải bức ảnh đẹp nào được chụp trong đám cưới cũng là ảnh phóng sự cưới bởi đã từ lâu rồi mọi người vẫn chụp những bức ảnh truyền thống trong đám cưới, tức là có một nhiếp ảnh gia đến với đám cưới của các bạn và hướng dẫn bạn phải làm thế nào, phải tạo dáng thế nào, đứng đâu làm gì… để chụp và lưu giữ lại những gì đẹp nhất trong ngày cưới.
  • Ảnh phóng sự cưới không giống như ảnh cưới truyền thống bởi nó chịu sự ảnh hưởng của ảnh phóng sự báo chí. Nhiếp ảnh gia chụp thể loại phóng sự cưới sẽ tập trung khai thác một cách chân thật nhất có thể những khoảnh khắc, cảm xúc và sự kiện diễn ra trong ngày cưới.Như vậy, tuỳ thuộc vào thể loại mà nhiếp ảnh gia chịu ảnh hưởng thì ảnh phóng sự cưới có thể chia ra các trường phái khác nhau:
  • Nếu nhiếp ảnh gia cưới chịu ảnh hưởng bởi phóng sự báo chí (photojournalism), họ sẽ chụp phóng sự cưới theo hướng thuần phóng sự báo chí, tức là đề cao tính hiện thực khách quan, không can thiệp sắp đặt, thay đổi bất cứ thứ gì trong đám cưới kể cả ánh sáng. Họ sẽ không treo giày treo váy của cô dâu lên để chụp trừ khi cô dâu tự treo thì họ sẽ chụp theo cách nhìn của họ. Các nhiếp ảnh gia cưới đi theo phong cách này sẽ phù hợp với những khách hàng yêu sự chân thật, hiểu và trân trọng giá trị cũng như ý nghĩa lâu dài của những hình ảnh mộc mạc, chân thật nhưng giàu ý nghĩa.
  • Nếu nhiếp ảnh gia cưới chịu ảnh hưởng bởi ảnh tư liệu (documentary), họ sẽ có không gian để sáng tạo nhiều hơn, chụp được những bức ảnh độc đáo và đẹp mắt hơn. Bởi họ có thể thay đổi khung cảnh thực tế một tí, dùng ánh sáng đèn flash một cách linh hoạt để tạo ra được những bức ảnh không chỉ có kể chuyện mà còn đẹp về hình thức. Tuy nhiên các nhiếp ảnh gia theo trường phái này vẫn phải tôn trọng sự thật và chỉ can thiệp một cách tối thiểu vào đám cưới của khách hàng. Nếu can thiệp và sắp xếp quá nhiều họ sẽ không khác gì những người tổ chức đám cưới. Các nhiếp ảnh gia cưới đi theo phong cách này sẽ phù hợp với những khách hàng thích có sự thoải mái trong đám cưới của mình nhưng cũng muốn có những bức ảnh đẹp mắt và độc đáo.

Thật ra hiện nay dù là nhiếp ảnh gia cưới đi theo phong cách thuần phóng sự báo chí, họ vẫn phải có những lúc điều khiển khách hàng của mình trong những lúc chụp ảnh chân dung CDCR (portrait session) hay chụp ảnh gia đình (family shot, group shot) và đó là sự khác biệt lớn nhất của ảnh phóng sự cưới với ảnh phóng sự báo chí. 

Một nhiếp ảnh gia chụp phóng sự cưới giỏi sẽ biết cân bằng tốt giữa việc ghi lại những sự việc, cảm xúc một cách chân thật nhất với việc tạo ra những bức ảnh đẹp mắt. Tuy nhiên cần xác định rõ đâu là phong cách của mình và chân thật thẳng thắn với khách hàng, chứ đừng ngộ nhận hoặc gây nhầm lẫn cho khách. Khách hàng cũng cần nắm rõ định nghĩa mỗi loại để lưa chọn đúng nhiếp ảnh gia và có được sản phẩm như mong muốn.

KẾT LUẬN

Phóng sự cưới ở VN đa số (mình nghĩ là 99%) là Wedding Documentary bởi hầu hết các wedding photographer sẽ có tác động ít nhiều vào khách hàng, cải tạo ánh sáng, retouch, cắt crop, chỉnh màu sản phẩm hoàn thiện… Tuy nhiên các bạn chụp theo phong cách nào cũng cần lưu ý là mục đích cuối cùng là dùng ảnh để kể lại câu chuyện đám cưới của khách hàng chứ không phải các bạn tự dàn dựng sắp xếp mọi thứ theo ý tưởng của mình, rồi thêm vào đó một vài tấm chụp váy, chụp giày, chụp nhẫn… và gọi nó là ảnh phóng sự cưới.

Khi làm việc với môi trường quốc tế, khách hàng nước ngoài hoặc với những khách hàng có hiểu biết về nhiếp ảnh thì khi xem qua website / portfolio của bạn họ sẽ có sự đánh giá cao nếu bạn chọn đúng cách mô tả công việc của mình. Mong là bài viết này sẽ giúp các bạn photographer có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh phóng sự cưới cũng như có những mô tả đúng hơn về tính chất công việc của mình.

Về phía khách hàng, thật ra các bạn cũng không cần tìm hiểu quá kỹ đến các phong cách ảnh phóng sự cưới nếu không có yêu cầu khắc khe về hình ảnh. Mình nghĩ khách hàng chỉ cần quan tâm đến portfolio của photographer mà họ yêu thích, xem qua nhiều bộ ảnh mà họ chụp để xem có phù hợp với sở thích và yêu cầu của mình hay không. Các bạn khách hàng cũng có thể tham khảo Những tổ chức ảnh cưới nổi tiếng trên thế giới nơi mà các bạn có thể có cái nhìn tổng quát hơn về các phong cách ảnh cưới cũng như tìm cho mình một photographer phù hợp và được chứng nhận bởi các hội đồng có chuyên môn.

____________________
Sương Media – Quay phim Chụp hình, Truyền Thông và Marketing Online.
Hotline: 0985 905 545
Địa chỉ: 71 Nguyễn Văn Cừ, TP. Hạ Long
Mail: [email protected]
Insta : @suongmedia.bts
Công ty TNHH SƯƠNG MEDIA
Copyright © 2021 by Sương Media.
All right reserved!