Đầu Tư Thiết Bị Chụp Ảnh Thế Nào Khi Mới Bắt Đầu?

MegaBimREVIEW THIẾT BỊĐầu Tư Thiết Bị Chụp Ảnh Thế Nào Khi Mới Bắt Đầu?
MegaBimREVIEW THIẾT BỊĐầu Tư Thiết Bị Chụp Ảnh Thế Nào Khi Mới Bắt Đầu?

Khi bắt đầu thích chụp ảnh thì anh em sẽ thường đắn đo về việc có nên đầu tư một khoản tiền vào thiết bị, phụ kiện, hay chuyến du lịch để chụp hay không. Thật ra không cần phải có thật nhiều tiền mới mua được. Vẫn luôn luôn có cách cho chúng ta bằng cách lập ngân sách, cắt giảm và đầu tư tiền một cách khôn ngoan để duy trì được đam mê. Hãy cùng xem một số lời khuyên từ trang The Phoblographer.

Tự đánh giá về thứ tự ưu tiên của bạn dành cho nhiếp ảnh

Mỗi người đều có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống. Có một thực tế là có nhiều người không biết cách xếp thứ tự những ưu tiên của mình. Những món tiền chúng ta bỏ ra cho những thứ không thực sự quan trọng như thức ăn mang đi hay một ly latte có thể giúp ta tiết kiệm được một khoản kha khá. Thay vì ăn hay uống cà phê ở ngoài, bạn có thể tự làm và thưởng thức ở nhà. Chẳng hạn mỗi ngày bạn tiêu 50.000đ cho tiền cà phê thì trong một năm bạn sẽ mất 18.250.000đ. Số tiền này hoàn toàn là một khoản đầu tư bạn có thể dành cho các thiết bị hoặc công cụ liên quan đến ảnh.

Dành chút thời gian và viết ra những gì thực sự quan trọng đối với bạn khi cần tiêu tiền. Đối với những thứ ít quan trọng hơn nhiếp ảnh, hãy cân nhắc loại bỏ hoặc giảm thiểu bớt.

Có một tài khoản tiết kiệm riêng dành cho nhiếp ảnh

tiet-kiem-tien-nhiep-anh.jpg

Cách chúng ta nhìn nhận về tiền bạc là cả một vấn đề. Khi nhìn thấy giá tiền một chiếc máy ảnh hay ống kính, ta thường cảm thấy choáng ngợp. Đó là lý do tại sao ta lại thấy hợp lí hơn khi bỏ ra 50.000đ để mua một cốc nước hơn là bỏ ra 10 triệu đồng để mua một cái ống kính máy ảnh. Bằng cách cắt giảm từ một khoản chi nào đó, bạn sẽ tích lũy được kha khá tiền. Thay vì để tiền ở tài khoản thông thường và dễ bị tiêu vào những thứ không cần thiết, hãy thử mở một tài khoản tiết kiệm.

Bạn sẽ thấy vui, tận hưởng thử thách tiết kiệm khi nhìn con số tăng dần lên theo thời gian. Lúc này, hãy lên một danh sách các đầu tư về nhiếp ảnh mà bạn muốn. Đặt mục tiêu khi nào bạn muốn quỹ tiền mình tiết kiệm đã sẵn sàng để bỏ ra. Tập trung vào mục tiêu sẽ khiến thứ bạn muốn dễ dàng đạt được hơn nhiều.

Tiết kiệm khi đang dành tiền cho nhiếp ảnh

Mọi người nhìn vào giá tiền một chiếc Leica và nghĩ “Ôi, nhiếp ảnh là quá xa xỉ đối với mình.” Đúng là Leica khá đắt nhưng thử nghĩ mà xem – bạn không nhất thiết cần nó đâu. Tư tưởng “nếu mình làm điều gì đó, mình phải làm nó đúng cách” cần phải loại bỏ, như thể bỏ một đống tiền ra đồng nghĩa với việc “làm đúng cách” vậy.

Đúng là nhiếp ảnh đắt đỏ, nhưng tư tưởng bạn luôn cần thứ mới nhất và tốt nhất để làm tốt vẫn còn là một bí ẩn. Bạn có thể mua một chiếc máy dành cho người mới chụp hoặc một chiếc máy ở tầm trung nhưng vẫn chụp ra được những tấm ảnh chất lượng.

Khi các hãng máy ảnh công bố những mẫu máy mới và ai cũng cảm thấy háo hức, đó là lúc những đời máy cũ hạ giá. Bạn hãy để ý những deal ngon, phù hợp, đó chắc chắn vẫn là những chiếc máy tốt.

Đừng ngại mua những bộ gear đã qua sử dụng

Tất nhiên là cảm giác đập hộp một chiếc máy ảnh mới vẫn rất sướng nhưng nó vẫn không phải là tối quan trọng. Hãy tìm hiểu kĩ để có thể mua được những chiếc máy cũ nhưng vẫn hoạt động ngon lành. Có nhiều bên bán lẻ có mục những thiết bị đã cũ, đây là những thiết bị đã được các chuyên gia kiểm tra kĩ càng, đồng nghĩa với việc bạn biết chắc rằng mình đang mua gì. Có thể bạn không sở hữu chiếc máy ảnh mới nhất, hiện đại nhất nhưng bạn vẫn sẽ có được một thiết bị tốt mà tiết kiệm được kha khá tiền.

Tự lên kế hoạch cho các chuyến đi du lịch

tiet-kiem-tien-nhiep-anh-1jpg.jpg

Du lịch cũng là một phần quan trọng trong hành trình của những người theo đuổi nhiếp ảnh. Có một số công ty du lịch đưa ra những gói đi tour dành riêng cho nhiếp ảnh gia để họ có thể đến những nơi tuyệt vời và chụp được những tấm ảnh đẹp. Tuy nhiên, những chuyến đi này có thể tốn tới hàng nghìn đô la. Đương nhiên là bạn đang trả tiền để có những quyền lợi, những thứ đã được lên kế hoạch sẵn dành cho bạn. Nếu bạn có tiền, cứ thoải mái đi thôi. Nhưng nếu không, không có nghĩa là bạn phải ngồi nhà.

Hãy loại bỏ bên trung gian, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tìm hiểu về chuyến đi, sử dụng những trang web như Skyscanner (nơi cung cấp cho bạn những chuyến bay giá cả phải chăng nhất) hay Airbnb (chọn homestay sẽ rẻ hơn khách sạn) và tự lên kế hoạch. Không ăn ở những nhà hàng sang trọng, quên đi những chuyến đi năm sao. Mọi thứ cần phải thật rẻ và hãy để nhiếp ảnh là trung tâm chuyến đi của bạn.

Tự học

Những khóa học nhiếp ảnh không phải là một sự lãng phí thời gian nhưng nếu không có tiền, bạn hoàn toàn có thể lên Youtube, nơi mà những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có những hướng dẫn chuyên sâu hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, có những cộng đồng nhiếp ảnh cho bạn những phê bình, góp ý miễn phí khi bạn nhờ họ xem giúp portfolio và họ sẽ cho bạn những lời khuyên để bạn tiếp tục phát triển (Ở Việt Nam, có matca.vn hay saigonlifephoto thi thoảng tổ chức các buổi xem và bình ảnh mà anh em có thể tham khảo).

Và không có phương pháp nào tốt hơn để phát triển là luyện tập. Hãy tận dụng mọi cơ hội bạn có, đi ra ngoài và chụp. Bạn sẽ học được từ những sai sót mình mắc phải và từ đó đưa ra những điều chỉnh thích hợp.

admin
adminhttps://suongmedia.com
Sáng Tạo – Hiện Đại – Cảm Xúc Đó là những giá trị cốt lõi để mỗi sản phẩm được tạo ra không bao giờ lỗi thời.

Latest news

Related news