Bài 6: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Giới Hạn Khuôn Hình

MegaBimTIP & TRICKBài 6: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Giới Hạn...
MegaBimTIP & TRICKBài 6: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Giới Hạn...

Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ đến với một thủ pháp thị giác có tên gọi là giới hạn khuôn hình. Thủ pháp thị giác này được các nhiếp ảnh báo chí hiện đại hoặc trên thế giới áp dụng thường xuyên. Vì nó kích thích trí tưởng tượng của người xem bằng cách cho họ xem những gì họ cần xem.

Ví dụ bức ảnh này bọn mình chụp bức ảnh này, thay vì chụp mâm cơm mọi người ăn ở dưới mà lấy cảnh các tàu cá ở trên để thấy được cái không gian sống của người dân chài làng này. Bắt mọi người phải mừng tượng ra bên dưới là cái gì, khi một bức ảnh luôn luôn bắt người ta tưởng tượng thì đó là bức ảnh gợi. Để làm được điều đó chúng là phải cắt(crop) rất nhiều hoặc phải cắt ngay từ khi chúng ta chụp, đó là giới hạn khuôn hình

Một bức ảnh chụp các em bé sưởi ấm mùa đông, nếu mà mình lấy toàn bộ khuôn mặt các em thì các bàn tay này liệu còn ấn tượng nữa không. Chính vì vậy mình chỉ lấy vòng tròn của những bàn tay và xung quanh chỉ có 1-2 em là ví dụ thôi. Thực ra chúng ta không cần thiết phải lấy hết các em, với cách này bức ảnh trở nên ấn tượng hơn.

Những bàn tay xinh xắn đang hơ trên ngọn lửa hồng đó mới là nhân vật chính, nếu lấy hết tất cả các em thì bức ảnh sẽ không đặc tả được bàn tay nữa.

Tiếp theo là một bức ảnh chụp ở một làng trên vùng cao, thay vì chụp toàn bộ con chó thì mình chỉ lấy mỗi đầu con chó thôi để bắt người ta xem phải tưởng tượng. Với cái hiệu quả hiệu ứng của ống kính góc rộng thì nhìn cậu bé rất nhỏ và con chó rất to.

Làm mọi người càng tò mò, trong sự việc và sự vật các nhân vật có tỉ lệ tương đối nghịch thì luôn luôn làm người ta tò mò.

Tiếp theo đây là chợ Hà Giang bán gia súc, thay vì lấy hết hình ảnh các con lợn đang đuổi nhau thì chỉ lấy một nửa thôi để tạo cho mọi người sự tiếp diễn, trong một bức hình bị cắt và bị chặn thì luôn luôn bắt người xem tưởng tượng ra sự tiếp diễn (tiếp diễn của hành động)

Trong bức hình này chúng ta có thể áp dụng được nhiều thủ pháp thị giác khác nhau, ngoài thủ pháp thị giác giới hạn khuôn hình thì còn áp dụng được thủ pháp thị giác nữa là’’ tiền cảnh chủ đạo và hậu cảnh bổ sung’’.

Bài học lần này tạo được sự gợi mở của bức ảnh của chính các bạn, mình nghĩ là thông qua bài học này các bạn hãy cố gắng áp dụng một cách nhuần nhuyễn và thực tế để tạo được những cái riêng và độc đáo của bức ảnh trong thực tế.

admin
adminhttps://suongmedia.com
Sáng Tạo – Hiện Đại – Cảm Xúc Đó là những giá trị cốt lõi để mỗi sản phẩm được tạo ra không bao giờ lỗi thời.

Latest news

Related news